[Văn học Việt Nam] Tuổi thơ im lặng – Duy Khán – NXB Kim Đồng
45,000 ₫
“Tôi đọc Tuổi thơ dữ dội vào năm đầu thập kỉ 1960, từ những trang tư liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ Trung Hiếu. Một nỗi đau xé lòng khi ta đọc đến lời trăng trối của Mừng, nhân vật trong truyện, trước lúc em đi vào cõi vĩnh hằng: Anh đừng nghi em là Việt gian nữa, anh hí…” (Nhà văn Văn Linh)
“Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những Tuổi Thơ sắp ra đời.” (Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đang từ một người làm thơ, Duy Khán chuyển sang văn xuôi. Đang từ một người dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở lại với cái phần kí ức tuổi thơ nằm sâu và đã trở nên bền chặt trong tâm trí. Anh viết về những người thân trong gia đình. Anh viết về đình làng, về những nấm mộ bên đường, về con mèo, con vện trong nhà. Từ các trang viết, người đọc nghe ra một giọng nói xót xa mà lại đầm ấm. Ngòi bút ấy đang viết cho chính mình. Người ta cảm thấy một phương hướng đúng đã được gợi mở và thành tâm chờ đón lời tâm tình của tác giả. Các nhà văn độc miệng thường nói đùa: Có những cuộc đời dang dở, viết lách chưa được gì, đến mức có nhắm mắt cũng không yên. Ngược lại, có những tác phẩm viết xong rồi thì người viết có thể xoa tay tựa như làm xong nghĩa vụ với đời.” Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán là thuộc cái dạng tâm huyết như thế. –Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn